Mở ngành ào ạt, đóng chóng vánh: Xác định thế mạnh thay vì theo thị hiếu
Theo ACB, phiên livestream đầu tiên này đã thu hút hơn 6.200 người xem, kết thúc phiên có hơn 2.000 người hỏi và đăng ký. Trong phiên livestream, ACB không những giới thiệu những nhà, đất, căn hộ… có mức giá từ 1,6 tỉ đồng trở lên ở TP.HCM, Bình Dương… mà còn tư vấn khách về gói vay "Ngôi nhà đầu tiên". Sau hơn 3 tuần triển khai gói vay "Ngôi nhà đầu tiên", đã có hơn 1.000 khách hàng quan tâm, liên hệ qua các kênh của ACB để hỏi thông tin về gói vay. Khoảng 40% trong số này đăng ký vay và đang làm thủ tục hồ sơ, phê duyệt. Nhiều hồ sơ đã được phê duyệt và giải ngân, đáp ứng nhanh chóng nhu cầu mua nhà cho rất nhiều người trẻ.Ghi nhận trên thực tế, điều mà khách hàng quan tâm nhất vẫn là lãi suất và thời gian áp dụng lãi suất ưu đãi. Gói vay "Ngôi nhà đầu tiên", ACB áp dụng lãi suất vay ưu đãi kỳ cố định đầu tiên chỉ từ 5,5%/năm phương thức trả vốn gốc linh hoạt chỉ từ 1% số vốn gốc những năm đầu tiên. Thời gian cố định lãi suất kỳ đầu tiên lên đến 5 năm (60 tháng) giúp người vay có nhiều sự lựa chọn cho phương án tài chính của mình. Khảo sát của ngân hàng cũng cho thấy, khách hàng thường chọn cố định lãi suất thời gian đầu từ 2 - 3 năm, khoảng 7 - 8,5%/năm là mức lãi suất phù hợp với thời gian vay dài và phương thức trả nợ linh hoạt. Thực tế trong quá trình tiếp nhận thông tin, ngân hàng đã ghi nhận nhu cầu mua nhà từ nhiều khách hàng trên 35 tuổi. Để đáp ứng nhu cầu này, ACB đã chủ động mở rộng điều kiện về độ tuổi lên đến 40 tuổi. Điều này giúp gia tăng cơ hội sở hữu nhà cho nhiều nhóm khách hàng hơn. Tuy nhiên, đại diện ngân hàng cũng cho rằng thách thức lớn nhất đối với việc phát triển nhà ở cho người trẻ không chỉ nằm ở lãi suất mà còn ở nhiều yếu tố khác, đơn cử như nguồn cung của bất động sản tầm trung hay các yếu tố pháp lý liên quan tới tài sản. Do đó, việc ngay lập tức kết nối các bên khách hàng, chủ đầu tư và ngân hàng trong phiên livestream đã thể hiện tính linh hoạt và nhanh nhạy của ACB nhằm giải đáp các khúc mắc từ khách hàng cũng như hỗ trợ các chủ đầu tư tiếp cận tới người trẻ đang có nhu cầu nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu.Ông Trần Hùng Huy, Chủ tịch HĐQT ACB chia sẻ: "Chúng tôi nhận định, dù có các gói vay ưu đãi và chính sách trả nợ linh hoạt, nhưng nếu nguồn cung nhà ở tầm trung hạn chế, người mua vẫn gặp khó khăn trong việc sở hữu nhà. Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi đồng hành cùng các nhà phát triển bất động sản để tăng nguồn cung nhà ở tầm trung bằng cách tài trợ vốn cho các dự án có giá hợp lý, cung cấp các gói tín dụng kép hỗ trợ cả chủ đầu tư và người mua nhà. Bên cạnh đó, việc hợp tác toàn diện giữa ngân hàng và các tập đoàn bất động sản lớn có thể giúp đảm bảo tiến độ xây dựng, kiểm soát giá cả hợp lý và mang đến nhiều lựa chọn phù hợp hơn cho người mua".Vị trí Việt Nam thay đổi ấn tượng trong đối ngoại của Nhật Bản
Sáng 13.3, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức cuộc họp đánh giá công tác giải ngân vốn đầu tư công, các chương trình mục tiêu quốc gia và bàn giải pháp khắc phục tình trạng chậm tiến độ ở một số công trình, dự án.Theo báo cáo của Sở Tài chính tỉnh Quảng Nam, kế hoạch vốn đầu tư công năm 2025 do UBND tỉnh giao hơn 8.311 tỉ đồng, tăng 1.200 tỉ đồng so với kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao đầu năm. Đến nay, tỉnh đã phân bổ chi tiết cho các ngành và địa phương hơn 7.323 tỉ đồng (đạt 88% kế hoạch). Trong đó, ngân sách Trung ương hơn 2.668 tỉ đồng (đạt 91%), ngân sách tỉnh hơn 4.655 tỉ đồng (đạt 86%).Tuy nhiên, theo số liệu từ Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Nam, tính đến ngày 7.3, kế hoạch vốn đầu tư công mới giải ngân 435,146 tỉ đồng, chỉ đạt 5,24% so với kế hoạch vốn UBND tỉnh Quảng Nam giao từ đầu năm và 6,1% so với kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao.Tiến độ giải ngân chậm có nhiều nguyên nhân, trong đó có bất cập trong công tác tổ chức triển khai tại địa phương, chỉ đạo chưa quyết liệt, thiếu sự sâu sát.Đáng chú ý, công tác giải phóng mặt bằng vẫn là điểm nghẽn lớn, ảnh hưởng đến tiến độ thi công các dự án. Bên cạnh đó, sự phối hợp trong giải quyết khó khăn, vướng mắc giữa các đơn vị chủ đầu tư chưa kịp thời; nguồn cung vật liệu xây dựng, đặc biệt là cát và đất san lấp, vẫn còn khan hiếm, tác động không nhỏ đến tiến độ triển khai công trình.Để mục tiêu giải ngân đạt 100% tổng vốn đầu tư công năm 2025, Sở Tài chính tỉnh kiến nghị cần tập trung thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm. Đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực thi công vụ của các cá nhân, đơn vị liên quan, cá thể hóa trách nhiệm người đứng đầu trong trường hợp giải ngân chậm; gắn trách nhiệm, đánh giá mức độ hoàn thành công việc của các cá nhân, đơn vị được giao với tiến độ thực hiện giải ngân của từng dự án. Ngoài ra, cần kiểm điểm, phê bình đối với các trường hợp không hoàn thành kế hoạch…Phát biểu tại buổi họp, ông Lê Văn Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, yêu cầu phải tập trung phân bố vốn đầu tư công cho hết, vốn nào không phân bố được thì phải trả lại. Trong đó vốn của Trung ương thì trả cho Trung ương, nếu huyện không phân bố được thì phải trả lại tỉnh.Ngoài ra, cần phải tập trung vào việc điều chuyển vốn, phải làm quyết liệt ngay từ đầu, nơi nào tiêu không được thì phải điều chuyển đến nơi khác để tiêu được.Tập trung khắc phục các công trình, dự án chậm tiến độ, lãng phí, phải có biện pháp, lộ trình triển khai cho từng dự án cụ thể để tháo gỡ khó khăn này.Ông Dũng cũng đề nghị, đối với chính quyền phải tăng cường lãnh đạo cụ thể, thành lập tổ công tác chỉ đạo cụ thể công việc; vướng mắc ở đâu thì phải tập trung chỉ đạo quyết liệt để tháo gỡ chỗ đó một cách tỉ mỉ, cặn kẽ trong từng công việc."Tôi lưu ý là phải tránh cho được cái mất dân chủ, phải công khai minh bạch, không có cá nhân trong việc đầu tư xây dựng cơ bản này. Không có sân trước sân sau, lợi ích cá nhân. Ai mà có ý định sân trước sân sau, điện gửi người này, người kia thì cứ thông tin cho tôi, tôi sẽ cương quyết xử lý dứt khoát việc này", ông Dũng nói.Người đứng đầu chính quyền tỉnh Quảng Nam cho rằng, hiện nay, nhiều công trình có vài trăm triệu, vài tỉ đồng thì không lưu tâm, để lại cuối năm thành một cục nợ lớn. "Tôi đề nghị các sở ngành làm chủ đầu tư ở một phần việc nhỏ cũng phải bắt tay vào làm ngay", ông Dũng yêu cầu."Chúng ta có tâm tư chuyện sáp nhập nhưng còn một ngày, một giờ làm việc thì cũng phải làm đến nơi, đến chốn, làm hết mình, không vì chuyện này chuyện kia. Chúng ta làm vì việc chung, vì dân, vì doanh nghiệp nên tập trung làm, làm hết sức mình", Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nhấn mạnh thêm.Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho hay, mô hình tổ chức chính quyền dù có thay đổi thế nào đi nữa, không còn huyện thì còn xã, đừng băn khoăn là đi đâu về đâu. "Công việc và nhiệm vụ không có gì thay đổi. Các công trình, dự án chậm tiến độ bằng cách nào, phương pháp gì, cách làm gì cũng phải sớm khắc phục để làm", ông Dũng yêu cầu.Phát biểu chỉ đạo tại buổi họp, ông Lương Nguyễn Minh Triết, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam, yêu cầu phải xác định nhiệm vụ quan trọng của vấn đề giải ngân vốn đầu tư công. Đây là động lực lớn nhất để chúng ta có thể triển khai mục tiêu tăng trưởng 2 con số ngay từ năm 2025. Có thể nói trách nhiệm về giải ngân vốn đầu tư công là trách nhiệm quan trọng nhất trong việc phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn hiện nay.Ông Triết cho rằng, trong bối cảnh hiện nay có nhiều thách thức, tác động tâm lý, nhiều vấn đề khác nhau nên rất dễ dẫn đến sao nhãng công việc. Vì vậy, trách nhiệm của UBND tỉnh, các địa phương, đặc biệt là cấp uỷ, người đứng đầu phải hết sức chú ý."Tôi đề nghị phải tập trung quyết liệt, trách nhiệm hơn, sâu sát thực tiễn hơn, thường xuyên hơn trong hoạt động cấp ủy, UBND các cấp. Đặc biệt lưu ý, tránh tình trạng hiện nay tâm lý bị tác động bởi những thông tin như hiện nay (chuyện sáp nhập – PV) dẫn đến trông chờ, làm việc cầm chừng; thậm chí có biểu hiện buông xuôi, né tránh những việc khó không làm nữa; đặc biệt không tham mưu xử lý những vấn đề vướng bận, bất cập", ông Triết nói.Theo ông Triết, đây là cuộc cách mạng để sắp xếp tinh gọn bộ máy nhưng cũng để lựa chọn cán bộ. Bởi trong thời điểm hiện nay, thái độ công việc, tinh thần trách nhiệm của cán bộ không chắc chắn, sau này sẽ khó tồn tại trong bộ máy mới. Đây cũng là là tiêu chí để lựa chọn cán bộ còn lại trong bộ máy mới.Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo tập trung phân bố hết nguồn vốn đầu tư công trong năm 2025. "Năm ngoái, Quảng Nam là 1 trong 5 tỉnh bị Trung ương phê bình khi không phân bố hết vốn đầu tư công. Chúng ta cứ ưng ôm cục tiền trong đó, trong khi điều kiện bố trí vốn lại không hề có. Tôi đề nghị rà soát lại, cái nào không đủ điều kiện bố trí vốn trong năm 2025, nhất là nguồn vốn Trung ương thì mạnh dạn trả lại cho Trung ương. Việc mình ôn lại cục tiền như vậy là đang góp phần tham gia vào việc gây ra lãng phí", ông Triết nhấn mạnh.
Ấn tượng với bộ ảnh thời trang chụp tại ngôi chùa lớn nhất thế giới
Mấy ngày gần đây, thông tin về việc một công ty than tại Quảng Ninh mua 5 tấn cá song để tặng công nhân ăn tết khiến cư dân mạng xôn xao.Cách đây vài ngày, Công ty Tuyển than Hòn Gai (Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam) tổ chức phát cá song cho người lao động. Mỗi con cá song tươi nặng khoảng 4 kg được doanh nghiệp mua từ bè nuôi ngoài vịnh Hạ Long rồi vận chuyển vào phát cho công nhân.Đại diện Công ty Tuyển than Hòn Gai cho biết, hoạt động này diễn ra từ nhiều năm nay và được người lao động trong đơn vị hưởng ứng.Anh Nguyễn Hoàng Long (công nhân Công ty Tuyển than Hòn Gai) cho biết: "Ngoài thưởng tết gần 20 triệu đồng, tháng lương thứ 13, cùng các khoản khác, chúng tôi rất vui khi được đơn vị quan tâm, tặng cho cá song để về quê ăn tết. Đây cũng là phần nào hương vị biển Quảng Ninh để mọi người ở nhà cùng biết đến".Để phục vụ người lao động nhận cá thuận lợi, Công ty Tuyển than Hòn Gai cũng bố trí các trạm cân ở bờ để mọi người có thể tự cân. Theo quy định, những ai nhận cá dưới 4 kg sẽ được đổi lại con lớn hơn. Tại đây, cũng có dịch vụ mổ cá thuê sạch sẽ với giá 50.000 đồng/con.Cá song là loại hải sản nổi tiếng tại Quảng Ninh được nuôi bán tự nhiên ở vùng biển Hạ Long, Vân Đồn, Cẩm Phả (vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long, Quảng Ninh). Hiện nay, tại một số chợ truyền thống ở Quảng Ninh, loại cá này có giá khoảng 250.000 đồng - 600.000 đồng/kg tùy loại.
Theo The Korea Times dẫn thông tin từ Bộ Tư pháp Hàn Quốc, Tổng thống Yoon Suk Yeol phải mặc đồng phục tù nhân màu xanh lá, có đính mã số tù nhân trên ngực, thay vì bộ vest lịch sự mà ông mặc hôm 15.1 sau khi bị các nhân viên thuộc Cơ quan Điều tra tham nhũng đối với các quan chức cấp cao (CIO) bắt giữ tại dinh tổng thống. Giống như những tù nhân khác, ông Yoon cũng phải trải qua kiểm tra sức khỏe và chụp ảnh lưu hồ sơ. Ông Yoon là tổng thống đương nhiệm đầu tiên ở Hàn Quốc bị phát lệnh bắt chính thức.Hiện chưa rõ liệu ông Yoon có phải mặc áo tù và bị còng tay trên đường đến CIO để thẩm vấn hay đến tòa để xét xử hay không. Xem xét các vấn đề an ninh trong bối cảnh ông đang là tổng thống, ông Yoon có thể được phép sử dụng một cách khác để tránh sự đưa tin của giới truyền thông, theo The Korea Times. Trước đó, hai cựu tổng thống Park Geun-hye và Lee Myung-bak (bị bắt giữ lần lượt vào các năm 2017, 2018) từng được phép mặc thường phục khi bị đưa từ nhà giam đến tòa án.Theo tờ Chosun (Hàn Quốc), Tổng thống Yoon sẽ bị biệt giam trong một phòng giam rộng khoảng 10 m2. Phòng của ông Yoon được cho là được trang bị tủ, bồn rửa, tivi, bàn làm việc và nhà vệ sinh. Do không có giường, ông Yoon phải trải đệm trên sàn để ngủ - nơi có hệ thống sưởi. Ông Yoon được phục vụ bữa ăn trong trại giam, như các tù nhân bình thường.Về vấn đề tắm rửa, Bộ Tư pháp Hàn Quốc đặc cách cho ông Yoon được tắm riêng, không phải tắm chung với các tù nhân khác. Mỗi ngày, ông Yoon được sử dụng sân chung của trại giam 1 tiếng, khi các tù nhân khác đã rời đi hết.Tuy nhiên, CIO chỉ cho phép Tổng thống Yoon gặp luật sư riêng, đồng thời cấm Đệ nhất phu nhân Hàn Quốc Kim Keon Hee và các phụ tá của ông đến thăm nom. Cơ quan An ninh Tổng thống (PSS) hiện vẫn bảo vệ dinh thự tổng thống ở Seoul và Đệ nhất phu nhân Kim Keon Hee.Dù bị giam, ông Yoon vẫn được PSS bảo vệ. Tuy nhiên, Bộ Tư pháp cấm PSS bảo vệ tổng thống bên trong trại giam. Khi cần di chuyển ra khỏi trại giam để phục vụ điều tra, ông sẽ sử dụng xe chuyên chở tù nhân thay vì xe của lực lượng cận vệ. PSS sẽ di chuyển xung quanh bằng xe của họ để bảo vệ xe chở ông Yoon.
Tiếng gọi của rừng
Đội CSGT số 4, Phòng CSGT Công an TP.Hà Nội vừa lập hồ sơ xử lý một tài xế ô tô biển vàng có hành vi dùng băng dính đen dán vào biển số xe để che đi một chữ số và "hô biến" chữ F thành E, nhằm né phạt nguội.CSGT cho hay, với lỗi vi phạm trên, tài xế xe ô tô sẽ bị xử phạt từ 20 - 26 triệu đồng và trừ 6 điểm trên giấy phép lái xe, theo quy định tại Nghị định 168/2024.Nhiều năm nay, tình trạng dùng băng dính để dán vào biển số luôn là chủ đề nhận được quan tâm trên các diễn đàn mạng xã hội về xe cộ. Nhiều trường hợp đã bị lên án, xử phạt, nhưng vẫn có vi phạm mới.Qua các vụ việc bị phát hiện, lời khai của tài xế vi phạm cho thấy lý do chủ yếu của việc dán biển số là để né phạt nguội, gây khó khăn cho cơ quan chức năng khi xác định phương tiện vi phạm giao thông.Anh Nguyễn Long, 37 tuổi, trú tại Hà Nội, cho rằng việc dán biển số là hành vi mang tính chất cố ý, thể hiện sự "khôn lỏi" và ý thức chấp hành pháp luật kém. Người thực hiện hành vi này với mong muốn "thoải mái vi phạm" mà không lo bị xử lý, tiềm ẩn rất nhiều rủi ro về an toàn, trật tự giao thông, vì thế cần phải phạt thật nghiêm.Luật sư Hà Công Tâm, Đoàn luật sư TP.Hà Nội, đánh giá việc dán biển số có thể mang đến ít nhất 3 hệ lụy. Thứ nhất là cản trở, gây khó khăn cho cơ quan quản lý trong phát hiện, xử lý vi phạm vi phạm về an toàn giao thông. Thứ hai là gây phiền hà cho chủ phương tiện khác nếu xảy ra tình huống biển số trùng với biển số dán băng dính, dẫn tới nhầm lẫn.Thứ ba, cũng là hệ lụy đáng lo nhất, khi liên quan đến yếu tố tội phạm. Rất có thể xảy ra tình huống gây tai nạn rồi dán biển số, bỏ trốn; hoặc dán biển số để sử dụng phương tiện vào mục đích phạm tội nhằm che giấu hành vi phạm pháp…Trước đây, Nghị định 100/2019 (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021) quy định mức phạt tiền 4 - 6 triệu đồng đối với hành vi dán, che mờ biển số ô tô. Nhiều ý kiến nhận định mức phạt này còn thấp, chưa đủ sức răn đe, khiến người vi phạm sẵn sàng chịu phạt để né các lỗi có mức phạt cao hơn.Cục CSGT Bộ Công an đề cập đến các hành vi dùng băng dính màu đen, giấy trắng, khẩu trang y tế hoặc bùn đất để che một phần hoặc thay đổi thông tin trên biển số xe. Đây được coi là lỗi cố ý nhằm trốn tránh trách nhiệm pháp lý, gây ra nhiều hệ lụy cho người tham gia giao thông.Thời gian qua, cùng với việc triển khai quyết liệt nhiều kế hoạch tuần tra kiểm soát và xử lý các vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây ra các vụ tai nạn giao thông, lực lượng CSGT xác định hành vi gắn biển số giả, cố tình thay đổi thông tin biển số xe là một trong những nội dung trọng tâm cần phát hiện để xử lý nghiêm.Đặc biệt, Nghị định 168/2024 có hiệu lực từ 1.1.2025, nâng mức phạt tiền lên nhiều lần (từ 4 - 6 triệu đồng lên 20 - 26 triệu đồng) đối với hành vi "dán lên chữ, số của biển số xe; gắn biển số bị bẻ cong, che lấp, làm thay đổi chữ, số, màu sắc (của chữ, số, nền biển số xe)…".Luật sư Hà Công Tâm ủng hộ việc tăng chế tài như quy định tại nghị định mới, vì cho rằng đây là giải pháp trực tiếp nhất để ngăn chặn hành vi vi phạm. "Mức phạt cao sẽ khiến tài xế e dè, triệt tiêu tâm lý "cùng lắm là nộp phạt". Khi đã lo cho túi tiền thì tất nhiên sẽ không còn "đất sống" cho vi phạm nữa", luật sư nói.Nhiều bạn đọc thắc mắc trường hợp che, dán thay đổi thông tin biển số xe để tránh phạt nguội (ví dụ F dán băng dính đen thành E; số 3, số 0 thành số 8...) mà vi phạm giao thông và bị phạt nguội, vô tình trùng biển số xe khác không vi phạm giao thông thì có bị phạt oan.Bộ Công an cho hay, khi nhận được thông báo vi phạm liên quan đến phương tiện do mình là chủ phương tiện, nhưng không phải xe của mình do các phương tiện khác cố tình làm thay đổi chữ, số của biển số; chủ phương tiện phản ánh trực tiếp đến cơ quan công an nơi gửi thông báo để tiến hành xác minh.Cơ quan công an nơi phát hiện vi phạm sẽ có trách nhiệm xác minh, làm rõ và trả lời. Việc xác minh được thực hiện đồng bộ trên dữ liệu thu được từ hệ thống camera quan sát, giám sát và nhận dạng biển số trên tuyến với độ chính xác cao, sẽ loại trừ được các phương tiện bị nhận dạng nhầm do hành vi che, dán biển số; đồng thời phân tích, làm rõ biển số phương tiện thực hiện hành vi che, dán biển số để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.